LỚP TRUYỀN DẠY NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ CHO THIẾU NHI, GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

LỚP TRUYỀN DẠY NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ CHO THIẾU NHI, GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

Trong suốt hành trình hơn một trăm năm hình thành và phát triển, nghệ thuật Đờn ca tài tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ. Nghệ thuật này chính là biểu hiện sinh động của bản sắc văn hóa Việt Nam, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật Đờn ca tài tử đang gặp phải nhiều thách thức, khi thế hệ trẻ – những người tiếp nối văn hóa – chưa thật sự tiếp cận với nghệ thuật này đúng nghĩa.

Chính vì vậy, việc hàng năm Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật và Thể thao tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đạo tạo, phòng Giáo dục các huyện, thị, thành, các trường phổ thông trong tỉnh mở lớp truyền dạy nghệ thuật Đờn ca tài tử dành cho các em thiếu nhi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm giúp các em học sinh tiếp cận và hiểu biết hơn kho tàng âm nhạc phong phú của quê hương, cũng như giúp bảo tồn và phát triển được nét đẹp văn hóa dân tộc.

Các em học sinh chụp ảnh lưu niệm cùng thầy Huỳnh Khải – Thạc sỹ, NSƯT
và Nghệ nhân Sáu Hưng tại điểm Trường TH Hòa Long

Thầy Huỳnh Khải hướng dẫn các em ca những bài Lý tại điểm Trường TH Trần Văn Thượng

Thầy Huỳnh Khải và Nghệ nhân Sáu Hưng cùng các em học sinh tại điểm Trường THCS Dương Văn Mạnh

 Khi tham gia lớp học, các em học sinh đã học được những kiến thức cơ bản về lịch sử và lý thuyết âm nhạc Đờn ca tài tử Nam Bộ. Ngoài những bài học đầu tiên là cách đọc nhạc, phân biệt các thể loại trong Đờn ca tài tử và làm quen với các bài Lý cơ bản, các em còn được học về cách thể hiện cảm xúc trong mỗi bài bản, giúp phát triển khả năng thẩm mỹ và sự tinh tế trong cảm nhận nghệ thuật.

Các em học sinh chăm chú lắng nghe lời thầy giảng

 

Nghệ thuật Đờn ca tài tử không chỉ là một di sản văn hóa, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc

 Việc các em được hưỡng dẫn học hát, đánh đàn, tự cải biên… từ các bài nhạc cổ và biểu diễn Đờn ca tài tử đã mở ra một cách tiếp cận mới khi các “nghệ nhân trẻ” này có thể sáng tạo, phát triển và đưa nghệ thuật này đến gần hơn với công chúng. Đây không chỉ là cơ hội để các em tiếp cận với một phần quan trọng của di sản văn hóa, mà còn là một cách để bảo vệ, phát huy và lan tỏa nghệ thuật truyền thống đến với cộng đồng trong một thế giới ngày càng hiện đại hóa.

Một số hình ảnh tại các lớp học truyền dạy ĐCTT cho các em học sinh:

Tin bài: Mai Phương
Ảnh: Trung tâm Văn hóa, Nghệ thuật và Thể thao tỉnh BR-VT

Views: 0