NHẬN CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2023 ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, PHỤC DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CHÂU RO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

Đề tài khoa học “Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Châu Ro, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được triển khai thực hiện thực hiện từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2023. Đề tài do Phạm Diêm – Nguyên giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh làm chủ nhiệm. Đề tài với 05 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu, sưu tầm nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro; Phục dựng nguyên bản và phục dựng phát triển nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro; Xây dựng một số tiết mục biểu diễn phục vụ công chúng; Phục dựng lễ hội dân gian trong cộng đồng: Lễ hội Ốp Yang Va (cúng Thần Lúa); Đánh giá, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài đã được Hội đồng Tư vấn – Đánh giá – Nghiệm thu cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu chính thức vào ngày 17/5/2023.

Với những kết quả nghiên cứu đạt được trong từng nội dung nghiên cứu, Đề tài đã và sẽ góp phần tác động mạnh mẽ đến nhận thức của toàn xã hội về việc chung tay cùng bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống các di sản văn hóa của dân tộc; trong đó có nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro – “viên ngọc quý” trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Góp phần làm thay đổi nhận thức, tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng người Chơ Ro, nhất là thế hệ trẻ, về di sản quý giá mà ông bà, tổ tiên để lại. Từ đó, có thái độ trân trọng và ý thức bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của dân tộc mình, với khẩu hiệu “ Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO;

Kết quả nghiên cứu của Đề tài còn cung cấp nhiều thông tin quý giá cho các nhà nghiên cứu về lịch sử tộc người Chơ Ro vùng Đông Nam bộ; về thực trạng thực hành diễn xướng dân gian Chơ Ro; về tình hình và kết quả trong công tác bảo tồn, phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro; về nghiên cứu nhận diện đặc điểm nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro; các kịch bản chương trình nghệ thuật diễn xướng dân gian và các báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về khảo sát, điều tra điền dã; về phục dựng nguyên bản và phục dựng phát triển nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro và Lễ hội Ốp Yang Va (cúng Thần Lúa) của đồng bào Chơ Ro;

Bên cạnh đó, Đề tài còn mang lại hiệu quả về mặt văn hóa, nghệ thuật như: Đáp ứng được nguyện vọng chính đáng về hưởng thụ văn hóa của đồng bào Chơ Ro; giúp cho các Nhà VHDT ở các địa phương, duy trì các đội văn nghệ quần chúng, tổ chức biểu diễn phục vụ cộng đồng. Trường PTDTNT tỉnh, có cơ sở biên soạn những tập tài liệu giảng dạy cơ bản về dân ca, dân vũ, dân nhạc… để truyền dạy cho con em học sinh Chơ Ro;

Các sản phẩm  nghiên cứu của Đề tài, nhất là kịch bản các chương trình nghệ thuật phục dựng nguyên bản và phát triển nâng cao nghệ thuật diễn xướng dân gian và kịch bản phục dựng Lễ hội Ốp Yang Va… sẽ được chuyển giao rộng rãi trong sinh hoạt của cộng đồng người Chơ Ro, các Nhà VHDT trong và ngoài tỉnh; đáp ứng công tác nghiên cứu, bảo tồn về lâu dài; phục vụ nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của chính cộng đồng người Chơ Ro, nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Đạt được mục đích này, cộng đồng người Chơ Ro, sẽ tin tưởng, tự hào, yêu thích và gắn bó với truyền thống nghệ thuật của ông, cha để lại và sẳn lòng chung tay đóng góp, để bảo vệ, gìn giữ và phát triển vốn nghệ thuật quý giá của chính dân tộc mình;

 Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng đóng góp làm phong phú thêm nguồn tư liệu nghiên cứu về tộc người Chơ Ro. Là nguồn tư liệu quý phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số; phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về văn hóa – nghệ thuật các dân tộc thiểu số. Các sản phẩm của Đề tài nhất là các báo cáo nghiên cứu về dân ca, dân vũ, dân nhạc; các kịch bản chương trình nghệ thuật và lễ hội dân gian Chơ Ro, sẽ là cơ sở để các các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và quần chúng, các nhạc sĩ, họa sĩ thiết kế mỹ thuật sân khấu, các nhà đạo diễn, biên đạo múa…, sáng tạo nên những tác phẩm, chương trình nghệ thuật dân gian Chơ Ro đặc sắc;

Hiệu quả về mặt kinh tế, là cơ sở để Ngành Văn hóa – Du lịch địa phương hỗ trợ, hướng dẫn cộng đồng người Chơ Ro hình thành “tour” du lịch – văn hóa, biểu diễn những tiết mục văn nghệ đặc sắc và giới thiệu các băng hình tư liệu về Lễ hội Ốp Yang Va, đến với khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Điều đó sẽ tạo nên công ăn, việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Chơ Ro và tạo nên một sản phẩm văn hóa – du lịch đặc trưng của địa phương, góp phần thức đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Với sự nổ lực của tập thể những nhà nghiên cứu cùng với những kết quả mang lại, ngày 13/3/2024, Sở khoa học Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức Hội nghị chuyển giao kết quả nghiên cứu nghiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023, trong đó có Đề tài: Nghiên cứu, phục dựng và phát triển nghệ thuật diễn xướng dân gian Châu Ro, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài đã được chuyển giao bước đầu cho Sở Văn hòa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và 02 đơn vị hành chính khác là UBND huyện Châu Đức và UBND huyện Xuyên Mộc. Sau đó, Sở VHTT sẽ tiếp tục bàn giao đề tài này cho các đơn vị còn lại trong tỉnh.

 Hi vọng rằng, đây sẽ là nền tảng cơ bản để các giá trị văn hóa của người Chơ Ro nói chung và nghệ thuật diễn xướng dân gian Chơ Ro nói riêng được bảo tồn và phát triển một cách mạnh mẽ, góp phần tích cực trong phát triển văn hóa – du lịch địa phương, làm cho đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh BR-VT, thêm phong phú, lành mạnh, đời sống người dân ngàng càng phong phú đa dạng hơn.

Ông Phạm Quang Nhật – Giám đốc Sở KHCN chuyển giao kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cho Sở VHTT, Sở GDĐT và UBND huyện Xuyên Mộc

Ông Phạm Quang Nhật – Giám đốc Sở KHCN
chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học cho các đơn vị năm 2023

 Thế Vinh
TTVH tỉnh

Views: 44